Năm học 2018 - 2019

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

TT Tên đề tài Người thực hiện Người hướng dẫn Nội dung tóm tắt
1 Quản trị kênh phân phối cho dịch vụ di động Vinaphone trả trước trên địa bàn huyện Mộ Đức Trần Văn Sơn PGS.TS Nguyễn Phúc Nguyên
  • Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kênh phân phối nói chung và kênh phân phối trong hoạt động dịch vụ viễn thông nói riêng.
  • Phân tích, đánh giá thực trạng kênh phân phối dịch vụ viễn thông tại Vinaphone giai đoạn 2016-2018.
  • Thông qua các chỉ tiêu về doanh thu từng loại hình kênh, số thuê bao phát triển mới trung bình trên một điểm phân phối, doanh thu trung bình trên một điểm phân phối, số dân trung bình được phục vụ, số điểm phân phối,…để đánh giá được hiệu quả qua các kênh.
  • Đề ra được các giải pháp khắc phục
2 Hoàn thiện chuỗi cung ứng về dịch vụ tour Cù Lao Chàm tại công ty Phong Cảnh Phương TP.  Hội An Trần Thị Cẩm Thanh PGS.TS Nguyễn Phúc Nguyên
  • Đưa ra một số giải pháp doàn thiện chuỗi cung ứng về tour Cù Lao Chàm để nâng cao năng lực cạnh tranh cho tour này.
  • Tìm hiểu được đặc điểm của các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng, sự phân phối lợi ích giữa các bên liên quan.
  • Tìm hiểu được một số xu hướng khi đi du lịch của các nguồn khách. Qua đó có thể giúp các đối tượng hoạt động trong chuỗi hiểu rõ thêm sở thích, tập quán, thói quen khi đi du lịch của du khách. Từ đó đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của họ và có được những quyết định đúng đắn hơn trong hoạt động kinh doanh lữ hành của mình.
3 Đào tạo nguồn nhân lực tại trung tâm hành chính huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Chí Duy Minh Phụng TS. Nguyễn Hoàng Tứ
  • Hệ thống hoá khá đầy đủ, rõ ràng các vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo NNL.
  • Mô tả, đánh giá được thực trạng về đào tạo NNL tại huyện.
  • Chỉ ra những thành tích đạt được, những mặt còn tồn tại, những nguyên nhân cần phải khắc phục để tiếp tục hoàn thiện đào tạo NNL tại huyện trong thời gian tới.
  • Đưa ra được 06 giải pháp nhằm hoàn thiện đào tạo NNL tại Trung tâm Hành chính huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới
4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khám và chữa bệnh tại bệnh viện Phụ sản - Nhi TP.  Đà Nẵng Phạm Lê Vân Khanh PGS.TS Nguyễn Phúc Nguyên Khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng cung ứng dịch vụ khám và chữa bệnh; đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khám và chữa bệnh tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi TP. Đà Nẵng
5 Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND xã Đại Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam Nguyễn Thị Kim Chung TS. Đoàn Thị Liên Hương Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công; đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND xã Đại Nghĩa
6 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân và DN  khi sử dụng dịch vụ công tại Bảo hiểm xã hội huyện Hòa Vang Nguyễn Tấn Trọng PGS.TS Nguyễn Phúc Nguyên
  • Tiếp cận và tổng hợp thực trạng cung cấp dịch vụ hành chính công tại BHXH huyện Hòa Vang.
  • Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trong tại BHXH huyện Hòa Vang.
7 Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo nghề tại Trường CĐ nghề số 5 - BQP Trần Thị Ngọc Bích PGS.TS Nguyễn Phúc Nguyên
  • Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề số 5-BQP.
  • Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ đào tạo nghề, thực trạng học sinh học nghề, thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học nghề.
  • Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo nghề hơn nữa để thu hút sinh viên tham gia học tập và đạt hiệu quả tay nghề tốt đáp ứng nguồn nhân lực có tay nghề cho xã hội.
8 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công tại UBND phường Thạc Gián, TP. Đà Nẵng Trần Đình Định TS. Nguyễn Hoàng Tứ
  • Làm rõ các vấn đề liên quan đến khái niệm và phương pháp luận đo lường về sự hài lòng về chất lượng dịch vụ hành chính công.
  • Thu thập, phân tích và bước đầu rút ra những kết luận cần thiết liên quan đến mức độ hài lòng của công dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công được thực hiện bởi đội ngũ CBCC tại UBND phường Thạc Gián.
  • Đưa ra một số kiến nghị nhằm bảo đảm và duy trì lâu dài và nâng cao sự hài lòng của công dân đối với UBND phường Thạc Gián trong thời gian đến.
9 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 của các DN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Phạm Thị Kiều Quyên TS. Trần Tùng Lâm
  • Góp phần bổ sung vào hệ thống đo lường hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 của các DN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
  • Xây dựng các thang đo có độ tin cậy cao, để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
  • Đưa ra các kiến nghị về giải pháp mang tính chất thực tế và mong muốn các DN tại Quảng Ngãi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 một cách hiệu quả hơn, đạt được những lợi ích mà tiêu chuẩn này mang lại.
10 Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Cao đẳng Thương mại TP. Đà Nẵng Lê Thị Thanh Tuyền TS. Nguyễn Hoàng Tứ
  • Nghiên cứu này góp phần hoàn thiện hệ thống thang đo chất lượng dịch vụ, chất lượng dịch vụ đào tạo, sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo, đã xây dựng mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo khá phù hợp thông qua thu thập ý kiến phản hồi từ người học - đối tượng thụ hưởng dịch vụ - để làm công cụ thu thập thông tin về quá trình tổ chức đào tạo.
  • Chỉ ra mức độ và các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo. Thông qua các kết quả này, lãnh đạo nhà trường có thể hoạch định các giải pháp phù hợp để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của người học và gián tiếp là người sử dụng lao động.
11 Hoàn thiện tiến trình quản trị quan hệ khách hàng tiền gửi cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Hội An Nguyễn Thị Diễm Phương PGS.TS Phạm Thị Lan Hương
  • Trình bày những cơ sở lý luận trên tảng về CRM, từ đó phân tích thực trạng tiến trình quản trị quan hệ KH tiền gửi cá nhân tại PVComBank Hội An.
  • Nêu ra những nội dung cơ bản trong quản trị quan hệ KH, từ đó phân tích thực trạng của PVcomBank Hội An đề thấy được những việc mà quản trị quan hệ KH PVcomBank Hội An đã làm được nhưng còn thiếu sót cần bổ sung, hoàn thiện.
  • Cung cấp cho ban lãnh đạo PVB Hội An có cái nhìn toàn diện và tổng quát tình hình quản trị quan hệ KH tại chi nhánh và những vấn đề cần giải quyết, nhận thức được quản trị quan hệ KH là quá trình tạo ra và phân phối giá trị cho KH dựa trên năng lực hiện có của ngân hàng.
  • Đưa ra một số giải pháp khắc phục những tồn tại cho hệ thống CRM PVComBank Hội An
12 Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Quảng Ngãi Nguyễn Thanh Sang TS. Trần Tùng Lâm
  • Nghiên cứu một cách hệ thống lý luận liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ ngân hàng tại BIDV Quảng Ngãi, để rút ra những ưu điểm, nhược điểm, những hạn chế, tồn tại của đội ngũ cán bộ ngân hàng BIDV Quảng Ngãi.
  • Trên cơ sở đó đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực tại BIDV Quảng Ngãi trong thời gian đến.
13 Đánh giá thành tích nhân viên tại Trường Cao đẳng Cơ giới Chu Thị An PGS.TS Nguyễn Phúc Nguyên Dựa trên việc phân tích, nghiên cứu thực trạng đánh giá thành tích nhân viên tại trường Cao đẳng Cơ giới, tác giả đưa ra những giải pháp mang tính tổng thể, cần sự phối hợp thực hiện đến từ nhiều cá nhân, bộ phận khác nhau để hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Trường.
14 Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại Ủy ban nhân dân huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi Huỳnh Minh Đào PGS.TS Nguyễn Phúc Nguyên Thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu về nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2014 - 2018 đã đánh giá được thực trạng từng nội dung phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại huyện Đức Phổ trong thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại huyện Đức Phổ
15 Đào tạo nguồn nhân lực tại Cục Dự trữ Nhà nước Khu vực Bắc Tây Nguyên Nguyễn Viết Thị Việt Tín PGS.TS Phạm Thị Lan Hương
  • Hệ thống hóa đầy đủ, rõ ràng các vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo NNL.
  • Mô tả, đánh giá thực trạng về đào tạo NNL tại Cục, chỉ ra những thành tích đạt được, những mặt còn tồn tại, những nguyên nhân cần phải khắc phục để tiếp tục hoàn thiện đào tạo NNL tại Cục trong thời gian tới;
  • Đề xuất 06 giải pháp nhằm hoàn thiện đào tạo NNL tại Cục trong thời gian tới.
16 Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi Võ Lâm PGS.TS Nguyễn Phúc Nguyên Đề tài đã nghiên cứu một cách hệ thống lý luận liên quan đến phát triển nguồn nhân lực hành chính, khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ CC ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Mộ Đức, từ đó, rút ra những tồn tại, hạn chế của đội ngũ CC. Trên cơ sở đó, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển nguồn nhân lực hành chính tại UBND huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong quản lý hành chính nhà nước ở huyện Mộ Đức
17 Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Vu Gia - Đại Lộc Nguyễn Hồng Lĩnh TS. Đoàn Thị Liên Hương
  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực.
  • Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Vu Gia Đại Lộc; chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của công tác phát triển nguồn nhân lực. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Vu Gia Đại Lộc.
18 Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với Chi nhánh Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Miền Trung tại Quảng Ngãi Nguyễn Thị Lành TS. Lê Xuân Lãm
  • Đề tài nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên - đây là một nghiên cứu mới đối với Chi nhánh Công ty CPTM Bia Sài Gòn Miền Trung tại Quảng Ngãi
  • Đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý luận về sự hài lòng và sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức.
  • Bằng phương pháp phân tích nhân tố và kiểm tra độ tin cậy của thang đo đề tài đã kiểm định thang đo sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức
  • Phản ánh được đánh giá thực tế của nhân viên đối với các yếu tố cụ thể trong từng nhóm nhân tố.
  • Đề tài đề xuất một số giải pháp cần thiết đối với Chi nhánh Công ty CPTM Bia Sài Gòn Miền Trung tại Quảng Ngãi để nâng cao sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức
19 Tạo động lực cho nhân viên tại Khách sạn Lantana Hội An Phạm Thị Phong Phú PGS.TS Nguyễn Phúc Nguyên
  • Việc tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự thành công hay thất bại của DN là ở chỗ có sử dụng tốt các yếu tố tạo động lực cho người lao động để phát huy hết khả năng của họ nhằm nâng cao hiệu quả công việc hay không.
  • Về cơ bản, đề tài nghiên cứu đã đạt được các mục tiêu ban đầu đã đề ra, góp phần vào công tác quản lý lao động, tạo động lực cho nhân viên tại Khách sạn Lantana Hội An trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh của Khách sạn.
20 Quản trị nguồn nhân lực tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ngãi Võ Năng Chuyên TS. Lê Xuân Lãm
  • Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị nguồn nhân lực, phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực của Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ngãi, chỉ ra những thiếu hụt về năng lực của đội ngũ nhân lực, những tồn tại trong phát triển nguồn nhân lực và nguyên nhân của những hạn chế đó.
  • Đưa ra những định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác nguồn nhân lực nhằm thực hiện tốt công tác quản trị nguồn nhân lực hiện nay đang là một vấn đề lớn đặt ra đối với Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ngãi.
21 Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và PT Việt Nam - chi nhánh Dung Quất Đào Ngọc Nam PGS.TS Nguyễn Phúc Nguyên Tìm hiểu về công tác phát triển nguồn nhân lực tại CN để phát hiện các điểm còn thiếu sót và đề xuất các giải pháp
22 Đánh giá thành tích nhân viên tại Cục Dự trữ Nhà nước Khu vực Nam Trung Bộ Huỳnh Thị Phượng PGS.TS Phạm Thị Lan Hương
  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đánh giá thành tích nhân viên tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Trung Bộ.
  • Phân tích thực trạng về công tác đánh giá thành tích nhân viên của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Trung Bộ.
  • Đề xuất các định hướng cũng như một số giải pháp góp phần vào việc hoàn thiện về công tác đánh giá thành tích nhân viên tại Cục DTNNKV Nam Trung Bộ trong 5 năm tiếp theo.
23 Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với DN  tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh Đà Nẵng Phan Xuân Phước TS. Nguyễn Ngọc Anh Phân tích thực trạng tình hình kiểm soát RRTD trong cho vay ngắn hạn, trong đó nhấn mạnh đến cho vay đối tượng là DN tại SCB Đà Nẵng để tìm ra các ưu điểm, nhược điểm và những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện, từ đó đưa ra hướng hoàn thiện góp phần nâng cao chất lượng kiểm soát RRTD trong cho vay ngắn hạn đối với DN của Ngân hàng. Nội dung đề xuất các giải pháp hoàn thiện đặc biệt chú trọng vào những nội dung trong phạm vi mà tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh Đà Nẵng có thể thực hiện được.
24 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Quảng Ngãi Phạm Thanh Ngọc TS. Trần Tùng Lâm
  • Đề tài đã trình bày cơ sở lý luận về RRTD bao gồm khái niệm và những đặc điểm cơ bản, các nguyên nhân dẫn đến RRTD, nghiên cứu về quản trị rủi ro và các phương pháp quản trị RRTD hiện nay.
  • Nêu những điểm cơ bản trong hoạt động tín dụng của BIDV Quảng Ngãi qua các thời kỳ, phân tích về thực trạng tín dụng và RRTD theo cơ cấu loại vay, đối tượng khách hàng để tìm ra những nhân tố tác động đến RRTD. Trên cơ sở đó, luận văn đã nghiên cứu thực tiễn quá trình quản trị RRTD tại BIDV Quảng Ngãi, phân tích những mặt được và những mặt còn hạn chế trong công tác quản trị RRTD.
  • Đề nghị một số giải pháp đối với BIDV Quảng Ngãi, các kiến nghị đối với BIDV, NHNN.
25 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank tỉnh Quảng Ngãi Đỗ Ngọc Diện TS. Võ Quang Trí
  • Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm cá nhân tại Ngân hàng Agribank tỉnh Quảng Ngãi.
  • Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến quyết định gửi tiền tiết kiệm cá nhân tại Ngân hàng Agribank tỉnh Quảng Ngãi.
  • Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao quyết định gửi tiền tiết kiệm cá nhân đối với Ngân hàng Agribank tỉnh Quảng Ngãi.
26 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc của nhân viên ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh Đà Nẵng Nguyễn Thị Mỹ Lộc TS. Nguyễn Ngọc Anh Thông qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm, đề xuất những hàm ý quản trị nhằm góp phần kiểm soát và giảm thiểu sự căng thẳng trong công việc của nhân viên tại chi nhánh Agribank Đà Nẵng trong thời gian tới.
27 Hoàn thiện hoạt động nhận tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sông Hàn Phan Đình Trúc TS. Nguyễn Ngọc Anh Xuất phát từ cơ sở lý luận về hoạt động nhận tiền gửi, phân tích thực trạng, xác định nguyên nhân của những hạn chế tại BIDV chi nhánh Sông Hàn tác giả đã đề xuất một số giải pháp với BIDV chi nhánh Sông Hàn và kiến nghị đối với BIDV nhằm giải quyết được những hạn chế trên, góp phần hoàn thiện hoạt động nhận tiền gửi của chi nhánh trong thời gian tới.
28 Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần 28 Quảng Ngãi Nguyễn Hoài Nam TS. Lê Xuân Lãm Đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần 28 Quảng Ngãi, những thành tựu, những mặt tồn tại đòi hỏi phải cải tiến và điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh để từ đó đề xuất các biện pháp về hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực
29 Đào tạo nguồn nhân lực tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình Nguyễn Thế Hùng TS. Nguyễn Hoàng Tứ
  • Hệ thống hóa được các lý luận liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực, trên cơ sở đó phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình trong thời gian qua.
  • Xác định một số nguyên nhân chủ yếu, làm rõ những mặt hạn chế trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình.
  • Đề xuất những giải pháp nhằm đào tạo nguồn nhân lực tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình trong thời gian
30 Phát triển nguồn nhân lực khu vực công huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi Ngô Văn Thanh TS. Phạm Quang Tín
  • Hệ thống hóa và biện giải được cơ sở lý thuyết về nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực khu vực công nói riêng, các nhân tố tác động đến nguồn nhân lực bao gồm nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.
  • Phân tích được thực trạng nguồn nhân lực về qui mô và cơ cấu, cũng như các chi tiêu phản ánh chất lượng nguồn nhân lực theo tính chất đặc điểm nhân khẩu học, trình độ đào tào, bồi dường và đã ứng dụng được mô hình SWOT để đánh giá nguồn nhân lực của Huyện Mộ Đức - Tỉnh Quảng Ngãi.
  • Đề xuất được các chính sách phát triển nguồn nhân lực Huyện Mộ Đức - Tỉnh Quảng Ngãi dựa trên các việc cải thiện các nhân tố: Bồi dưỡng và đào tạo; tuyển dụng, quy hoạch và bổ nhiệm; giải pháp tạo động lực để nguồn nhân lực công Huyện Mộ Đức - Tỉnh Quảng Ngãi phát triển trong tương lai.
31 Nghiên cứu các nhân tổ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hành chính công tại Trung tâm hành chính Quận Liên Chiểu Trần Thị Thanh Tiến TS. Phạm Quang Tín
  • Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chất lượng dịch vụ, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hành chính công, đề xuất được mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hành chính công.
  • Nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hành chính công tại Trung tâm hành chính Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng.
  • Đề xuất được một số giải pháp có tính khả thi nằm cải thiện chất lượng dịch vụ hành chính công tại Trung tâm hành chính Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng.
32 Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường ĐH Phạm Văn Đồng Phạm Thị Lài TS. Võ Quang Trí
  • Giúp cho Nhà trường nhận thấy những mặt còn hạn chế trong cách cung cấp dịch vụ cho khách hàng chính của mình là sinh viên. Những mặt hạn chế sẽ giúp cho Nhà trường xác định được mình cần phải thay đổi những mặt nào để nâng cao hiệu quả giảng dạy của giảng viên cũng như hiệu quả học tập của sinh viên.
  • Rút ra được có 5 nhân tố chính tác động sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường ĐH Phạm Văn Đồng gồm: Chương trình ngoại khóa, Đội ngũ giảng viên, Học phí, Cơ sở vật chất và Đội ngũ nhân viên hỗ trợ. Trong đó, nhân tố Chương trình ngoại khóa tác động mạnh mẽ nhất đến sự hài lòng của sinh viên, thứ hai là nhân tố Đội ngũ giảng viên, tiếp theo là Học phí, thứ tư là Cơ sở vật chất và cuối cùng là Đội ngũ nhân viên hỗ trợ.
  • Bên cạnh đó, khi phân tích sự khác biệt giữa nam và nữ, sự khác biệt giữa sinh viên các năm học, kết quả chỉ ra rằng có sự khác biệt giữa sinh viên nam và nữ, giữa sinh viên các năm học đối với sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường ĐH Phạm Văn Đồng.
33 Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất Nguyễn Thanh Huệ TS. Nguyễn Hoàng Tứ
  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên dạy nghề, trong đó xác định vai trò và yêu cấu về chất lượng đội ngũ giảng viên dạy nghề.
  • Phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất.
  • Khuyến nghị các giải pháp khắc phục giúp cán bộ lãnh đạo, quản lý có thêm một căn cứ về mặt lý luận, một số phương án để xem xét trong quá trình cải tiến công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, phát huy hiệu quả công tác giảng dạy trong thời gian tới.
34 Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - chi nhánh TP.  Đà Nẵng Trần Oanh Vũ PGS.TS Nguyễn Phúc Nguyên
  • Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đào tạo nguồn nhân lực, khẳng định tầm quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực tại NHCSXH Chi nhánh TP. Đà Nẵng.
  • Phân tích thực trạng nguồn nhân lực và đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại NHCSXH Chi nhánh TP. Đà Nẵng.
  • Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại NHCSXH Chi nhánh TP. Đà Nẵng, đồng thời có một số kiến nghị với Chính phủ, các ngành chức năng để hỗ trợ NHCSXH Chi nhánh TP. Đà Nẵng trong việc thực hiện các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới.
35 Quản lý Nhà nước về Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu Kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam Nguyễn Thanh Hải TS. Lê Thị Mỹ Hạnh Nghiên cứu trên cơ sở dự báo nguồn vốn FDI vào Việt Nam, định hướng phát triển Khu KTM, đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về đầu tư FDI tại Khu KTM nhằm phát huy hơn nữa nguồn năng lực sẵn có của Khu KTM cùng sự hỗ trợ, các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của Chính phủ đối với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
36 Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu dịch vụ xây dựng nhà ở gia đình tại Công ty Cổ phần Metrico Võ Thành Phương PGS.TS Phạm Thị Lan Hương
  • Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản nhất liên quan đến thương hiệu và chiến lược phát triển thương hiệu. Những phân tích, đánh giá về thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Metrico cũng như các công cụ mà công ty sử dụng trong chiến lược phát triển của mình được tác giả tìm hiểu trực tiếp để từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan, xác thực.
  • Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Metrico trong lĩnh vực dịch vụ xây dựng nhà ở gia đình tại thị trường Đà nẵng thông qua việc: phân tích SWOT; xác định mục tiêu chiến lược phát triển thương hiệu; lựa chọn chiến lược phát triển thương hiệu; tổ chức thực hiện và đánh giá thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu của công ty.
37 Tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức tại UBND quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng Mai Quốc Đạt TS. Nguyễn Hoàng Tứ
  • Nghiên cứu và phân tích thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại UBND quận Liên Chiểu TP. Đà Nẵng
  • Đề xuất những chính sách nhằm giúp đơn vị có thể thu hút, giữ chân người tài, khuyến khích họ làm việc với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất.
  • Đề xuất một số kiến nghị đối với cấp quản lý cao hơn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ.
38 Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH  MTV tư vấn điện Miền Trung Nguyễn Văn Anh PGS.TS Phạm Thị Lan Hương
  • Góp phần hệ thống hoá lý luận về đào tạo nguồn nhân lực trong DN, các hình thức đào tạo, các phương pháp đào tạo nguồn nhân lực, quy trình xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực trong DN.
  • Mô tả, đánh giá thực trạng thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực của Công ty TNHH Một thành viên Tư vấn Điện Miền Trung, những vấn đề cấp bách mà Công ty TNHH MTV Tư vấn Điện Miền Trung đang gặp phải trong 3 năm gần đây 2016-2018 thông qua điều tra, phỏng vấn, thu thập và xử lý thông tin sơ cấp, thứ cấp.
  • Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Một thành viên Tư vấn Điện Miền Trung nhằm khắc phục các hạn chế còn tồn tại, giúp nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo nguồn nhân lực tại DN và góp phần vào sự phát triển chung của Công ty.
39 Đánh giá sự hài lòng của người dân về chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Quế Xuân 2, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam Dương Thị Kim Huệ TS. Đoàn Thị Liên Hương Phân tích thực trạng sự hài lòng của người dân về xây dựng NTM và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân, đánh giá được những mặt hạn chế còn tồn tại, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân về xây dựng NTM tại xã Quế Xuân 2, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
40 Đào tạo nguồn nhân lực theo tiêu chí Nông thôn mới của cụm 4 xã phía Bắc, thị xã Điện Bàn Nguyễn Thành Long TS. Trần Khắc Xin
  • Hệ thống hoá khá đầy đủ, rõ ràng các vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo NNL theo tiêu chí nông thôn mới.
  • Mô tả, đánh giá được thực trạng về đào tạo NNL theo tiêu chí nông thôn mới tại cụm 4 xã phía bắc.
  • Chỉ ra những thành tích đạt được, những mặt còn tồn tại, những nguyên nhân cần phải khắc phục để tiếp tục hoàn thiện đào tạo NNL trong thời gian tới.
  • Đưa ra được 06 giải pháp nhằm hoàn thiện đào tạo NNL theo tiêu chí nông thôn mới tại cụm 4 xã phía bắc, thị xã Điện Bàn trong thời gian tới.
41 Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng Võ Thị Cẩm Nhung TS. Trần Khắc Xin
  • Phân tích những tác động tiêu cực của bối cảnh quốc tế và tác động của những mặt trái trong kinh tế thị trường đến mục tiêu phát triển nguồn lực đối với Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng.
  • Đề xuất các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng trong DN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc thực thi các giải pháp một cách toàn diện và đồng bộ nhằm ngày càng nâng cao thể lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức, tác phong của người lao động.
42 Phát triển nguồn nhân lực huyện Phú Ninh, Quảng Nam Hồ Minh Phụng TS. Trần Thị Bích Hạnh
  • Phân tích vai trò của vấn đề phát triển nguồn nhân lực.
  • Nhận định xu thế của thời đại về phát triển nguồn nhân lực.
  • Đề xuất giải pháp để phát triển nguồn nhân lực cho huyện Phú Ninh.